Tìm hiểu, định nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành ắc quy (Phần 1)
- Ắc Quy Cao Cấp
- Thông tin về ắc quy
- 18/05/2021
Cùng Acquycaocap tìm hiểu, định nghĩa (khái niệm), giải thích các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành thường xuyên được sử dụng ở ngành công nghiệp sản xuất, sử dụng bình ắc quy:
Ắc quy là gì?
Ắc quy tên tiếng anh là battery, batteries, batteried, tiếng pháp là accumulateurs hay gọi là accu, tiếng việt được gọi là ắc quy, ắcquy, acquy, ắc qui cũng có thể gọi là Pin.
Tất cả các ắc quy được tạo thành từ ba thành phần cơ bản:
Điện cực dương tên gọi khác là anode, kí hiệu (+) hoặc R, thông thường có màu đỏ. Ắc quy cọc thuận R (Positive Terminal) kí hiệu R (+,-) như 46B24R, 46B24R(S), 55D23R, 75D23R, 80D26R, 105D31R,...
Điện cực âm tên gọi khác là cathode, kí hiệu (-) hoặc L, thông thường có màu đen. Ắc quy cọc nghịch L (Negative Terminal) kí hiệu L (-,+) như 46B24L, 46B24L(S), 55D23L, 75D23L, 80D26L, 105D31L, DIN60L,...
Chất điện phân: một chất phản ứng hóa học với cực dương và cực âm. Ắc quy acid chì có chất điện phân là dung dịch axit sulfuric H2SO4 loãng.
Khi cực dương (+) và cực âm (-) ắc quy được kết nối với mạch, phản ứng hóa học diễn ra giữa cực dương và chất điện phân. Phản ứng này làm cho các electron chảy qua mạch và quay trở lại cực âm nơi xảy ra phản ứng hóa học khác. Khi nguyên vật liệu ở cực âm hoặc cực dương bị tiêu thụ hoặc không còn có thể được sử dụng trong phản ứng, ắc quy không thể tạo ra điện. Tại thời điểm này, ắc quy của bạn đã "chết".
Ắc quy sơ cấp? Ắc quy thứ cấp?
Ắc quy sơ cấp (Primary battery) là ắc quy chỉ sử dụng năng lượng được một lần duy nhất, không có khả năng tái tạo, nạp sạc lại điện khi hết.
Ắc quy thứ cấp (Secondary battery) là ắc quy có thể tái sử dụng nhờ vào khả năng sạc nạp lại năng lượng điện lại nhiều lần. Ắc quy được sạc (nạp) lại bằng cách sử dụng dòng điện, giúp đảo ngược các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình xả, sử dụng.
Ắc quy chì axit kiểu kín SLA (Sealed lead acid battery)
Ắc quy chì axit kiểu kín SLA là ắc quy chì axit có chất điện phân làm bằng dung dịch axit sunfuric, được thiết kể đặc biệt để hơi nước không thể thoát ra bên ngoài và không phải bổ sung nước cất hoặc dung dịch acid trong quá trình sử dụng.
Ắc quy chì axit kiểu có van điều chỉnh VRLA (Valve regulated lead acid battery)
Ắc quy chì axit kiểu có van điều chỉnh VRLA là ắc quy chì axit có van điều chỉnh, khi áp suất tăng có khả năng chống mất (hao hụt) nước cao nên không cần bổ sung hoặc ít phải bổ sung nước cất hoặc dung dịch axit trong quá trình sử dụng.
Ắc quy Nikel metal hydride
Ắc quy Nikel metal hydride là loại ắc quy có cấu tạo điện cực dương là Nikel hydroxit, điện cực âm là kim loại qua xử lý hydro, được ngâm trong dung dịch kiềm.
Ắc quy Lithium-lon
Ắc quy Lithium-lon là loại ắc quy được tổ hợp từ nhiều đơn thể liên kết nối tiếp và/ hoặc song song, có cấu tạo điện cực âm là Lithium-Ion hoặc Lithium metal, điện cực dương có thể là Cobalt-based, Nikel-based, Mangan-based, Vanadiumbased, hoặc trên cơ sở các vật liệu khác.
Cell trong ắc quy là gì?
Cell trong ắc quy hay còn gọi là ngăn, hộc, hộp.
Một Cell, ngăn, hộc ắc quy bao gồm cực dương và cực âm được phân tách bằng chất điện phân được sử dụng để tạo ra điện áp và dòng điện. Một ắc quy có thể được tạo thành từ một hoặc nhiều Cell. Đối với ắc quy ô tô 12V sẽ có 6 Cell, mỗi Cell có điện thế khoảng 2,1V (2,1 Volt).
Tấm cách (tấm lá cách, Separator) ắc quy
Tấm cách (tấm lá cách, Separator) ắc quy là vật liệu xốp ngăn chặn cực dương và cực âm chạm vào nhau, tránh gây ra hiện tượng đoản mạch (chạm mạch) trong ắc quy. Tấm lá cách có thể được làm từ nhiều loại vật liệu, bao gồm bông, nylon, polyester, bìa cứng và màng polymer tổng hợp. Các chất làm thành tấm lá cách không phản ứng hóa học với cực dương, cực âm hoặc chất điện phân.
Xem thêm: Ắc quy bị chạm mạch, đoản mạch, nguyên nhân, hiện tượng, cách khắc phục
Điện áp ắc quy
Điện áp hay hiệu điện thế ắc quy là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực của bình ắc quy.
Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế).
Điện áp được ký hiệu ∆V hoặc ∆U, viết tắt là V hoặc U, đơn vị là: vôn, tên tiếng anh là Volt. Thông thường mỗi ắcquy oto được thiết kế 12V (12 Volt).
Để kiểm tra điện áp ắc quy, Chúng ta thường hay dùng Volt kế, máy test, máy kiểm tra chuyên dụng.
Điện áp danh định
Điện áp danh định là giá trị điện áp (đơn vị V - Volt) quy định trên danh nghĩa dùng để xác định hoặc nhận dạng điện áp của ắc quy.
Điện áp ngưỡng
Điện áp ngưỡng là giá trị điện áp nhỏ nhất đảm bảo an toàn cho ắc quy hoạt động bình thường do nhà sản xuất quy định.
Ắc quy điện áp cao
Ắc quy điện áp cao là ắc quy có giá trị điện áp danh định lớn hơn 60 Volt.
Dung lượng ắc quy
Dung lượng là khả năng tích điện của ắc quy.
Đơn vị tính là Ah (Ampe giờ, Ampe Hour).
Dung lượng danh định
Dung lượng danh định là dung lượng tối đa của ắc quy được nhà sản xuất thiết kế cho từng chủng loại ắc quy, được in trên sản phẩm dưới ký hiệu tiêu chuẩn (chủ yếu 3 tiêu chuẩn JIS, DIN, BCI).
Ví dụ:
- Bình Din60 có dung lượng danh định là 60 Ah.
- Bình N120 có dung lượng danh định là 120 Ah.
- Bình 44B20R/L có dung lượng danh định là 43 Ah.
Dung lượng danh định (C3)
Dung lượng danh định (C3) là dung lượng của acquy (đơn vị Ah) ở chế độ 3 giờ đặc trưng cho khả năng tích điện của ắc quy, khi ắc quy phóng điện với dòng điện I3= C3/3 (A) từ khi được nạp đầy cho đến khi điện áp đo trên hai điện cực của ắc quy (điện áp ắc quy) giảm đến giá trị điện áp ngưỡng.
Tại sao ắc quy lại hết điện?
Ắc quy bị hết điện hay hết năng lượng là do các hóa chất trong ắc quy sau một thời gian sử dụng sẽ đạt đến trạng thái cân bằng. Ở trạng thái này, các hóa chất sẽ không còn có xu hướng phản ứng, và kết quả là, ắc quy sẽ không tạo ra bất kỳ dòng điện nào nữa. Tại thời điểm này, ắc quy được coi là "chết" hay hết điện.
Khả năng khởi động của ắc qui
Khả năng khởi động của ắc quy là khả năng cung cấp dòng điện trong khoảng thời gian ngắn (vài giây). Diện tích tiếp xúc của các hoá chất với môi trường điện dịch càng lớn, ắc quy có khả năng khởi động càng mạnh.
Chất điện dịch (điện phân, điện giải) trong ắc quy
Chất điện phân là dung dịch chất lỏng hoặc gel, có khả năng vận chuyển các ion giữa các phản ứng hóa học xảy ra ở cực dương và cực âm. Chất điện phân gây ức chế dòng điện tử giữa cực dương và cực âm để các electron dễ dàng chảy qua mạch ngoài hơn là qua chất điện phân.
Chất điện phân có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ắc quy. Do các electron không thể đi qua nó, nên chúng buộc phải truyền qua các dây dẫn điện dưới dạng mạch nối cực dương với cực âm.
Điện dịch hay chất điện phân trong ắc quy axit chì là dung dịch acid Sulfuric hay còn gọi là axít Sunfuric, ký hiệu H2SO4.
Ắc quy Gel sử dụng chất điện phân bán rắn.
Ắc quy AGM hấp thụ chất điện phân trong một lớp phủ sợi thủy tinh đặc biệt.
Click xem thêm:
- Công nghệ ắc quy Gel (Gel technology batteries)
- Công nghệ ắc quy AGM (Absorbent Glass Mat technology batteries)
Tỷ trọng, nồng độ chất điện phân axit Sunfuric
Tỷ trọng chất điện phân acid Sulfuric H2SO4 là đơn vị đo nồng độ của vật chất tính theo Kg/lít (Kilogam trên lít). Tuỳ theo công nghệ sản xuất, loại ắc quy, nhiệt độ môi trường sử dụng sẽ có tỷ trọng (nồng độ) của chất điện dịch khác nhau.
Ký hiệu là d
Tỷ trọng acid Sulfuric các thương hiệu ắc quy uy tín, nổi tiếng trên thị trường Việt Nam hiện nay như sau:
- Ắc quy Enimac (công nghệ ý, Italy) dung dịch axít sulfuric có tỷ trọng là: d = 1,230 ~ 1,300.
- Ắc quy Đồng Nai (Pinaco, công nghệ Châu Âu) dung dịch axit sulfuric có tỷ trọng là: d = 1,250.
- Ắc quy Troy (công nghệ Mỹ, USA) dung dịch acid sunfuric có tỷ trọng là: d = 1,230 - 1,300.
- Ắc quy GS (công nghệ Nhật Bản) dung dịch axít sulfuric có tỷ trọng là: d = 1.250 ~ 1.270 (ở 20ºC) đối với ắc quy ô tô và d = 1.270 ~ 1.290 đối với ắc quy xe máy, xe mô tô.
Nước cất ắc quy
Nước cất châm (đổ, bỏ) vào ắc quy là nước lọc hết các icon khoáng chất có hại cho ắc quy (Na+, K+, CL-, CLO-, CLO3-, OH-, .... Nước cất có tỷ trọng (nồng độ) d ~ 1,00.
Ắc quy bị rò rỉ dung dịch axít
Ắc quy được coi là bị rò rỉ khi lượng dung dịch, vật chất thoát ra ngoài ắc quy có thể quan sát được.
Cháy ắc quy
Ắc quy được coi là bị cháy khi có ngọn lửa phát ra mà quan sát được bằng mắt thường. Lưu ý: Tia lửa điện, hồ quang điện phát ra trong ắc quy không phải là ngọn lửa.
Nổ ắc quy
Nổ ắc quy là sự giải phóng năng lượng bất ngờ tạo ra lực nén làm các mảnh văng ra có thể làm hư hại về cấu trúc của đối tượng được kiểm tra.
Xem thêm: Nguyên nhân, cách phòng tránh, phòng ngừa rủi ro, giải pháp, cách khắc phục ắc quy bị nổ
Vỡ ắc quy
Vỡ ắc quy là những chỗ bị hở ra qua lớp vỏ hoặc bị xé rộng ra do một nguyên nhân nào đó mà đủ rộng cho một ngón tay kiểm tra xuyên qua và chạm vào các bộ phận bên trong.
Ắc quy điện áp cao
Ắc quy điện áp cao là ắc quy có giá trị điện áp danh định lớn hơn 60V (60 Volt).
Xem thêm:
- Thông số kỹ thuật RC (Reserve Capacity) trên ắcquy
- Thông số kỹ thuật ắcquy CA, CCA, HCA
- Thông số kỹ thuật CCA (Cold Cranking Amps) ắcquy
Copyright by acquycaocap.vn - Premium Battery Company Limited.
Bình luận