Cọc bình ắc quy bị ăn mòn, Sunfat hoá | Acquycaocap.vn

Cọc bình ắc quy bị ăn mòn, Sunfat hoá - Giải pháp phòng ngừa, khắc phục

Sunfat hoá cọc bình ắc quy còn được gọi là Sulfat, Sulfate, Sulfation, Sunphat, Sun Phát, bị oxi hóa. Hiện tượng ăn mòn, Sunfat hoá đầu cọc bình ắc quy diễn ra thường xuyên, khó tránh khỏi, là nguyên nhân gây ra chạm chập, phóng điện kém, giảm khả năng kết nối giữa ắc quy với dây cáp điện hoặc đầu nối thiết bị sử dụng,...  Ắc Quy Cao Cấp chia sẻ một số kinh nghiệm hay, giải pháp, cách phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế đầu cọc bình (thiết bị đầu cuối, terminal battery) bị ăn mòn, oxy hóa, Sunfat hoá.

 

1. Dấu hiệu nhận biết

- Dấu hiệu nhận biết đầu cọc bình ắc quy bị Sulfat hoá: Khi bạn quan sát đầu các cọc bình hay các đầu điểm kết nối với ắc quy, thấy một loại bột, tinh thể hoặc chất màu trắng, trắng xám, màu xanh và đôi khi có thể là màu xanh lục trên cực dương (ký hiệu dấu "+", R), cực âm (ký hiệu dấu "-", L) của ắc quy. Đây là dấu hiệu nhận biết các cọc bình đang bị Sunfat hoá.

Dấu hiệu nhận biết đầu cọc bình ắc quy bị Sulfate hoá

- Hiện tượng Sulfat hoá đầu cọc bình acquy là hiện tượng không thể tránh khỏi khi sử dụng ắc quy chì acid, xảy ra ở tất cả các thương hiệu như ắcquy Enimac, Troy, Pinaco, GS, Varta, Delkor, Daewoo, Rocket,... Mức độ Sulfat hoá nặng nhẹ, nhiều hay ít phụ thuộc vào công nghệ, chất lượng sản phẩm, tuổi thọ ắc quy, ắc quy có được bảo dưỡng thường xuyên hay không?

Xem thêm: Ắc quy bị Sulfat hoá

2. Nguyên nhân

Cọc bình, thiết bị đầu cuối ắc qui bị ăn mòn, Sunfat hoá từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rò rỉ khí hydro H2, điôxít SO2, triôxít SO3, dung dịch chất điện phân (điện giải, điện dịch), ăn mòn đầu cáp nối (kẹp bình), sạc điện & sử dụng ắc quy quá mức. Sau đây là nguyên nhân chính:

- Ắc quy bị tràn, rò rỉ dung dịch chất điện phân (điện giải, điện dịch) sẽ phản ứng hoá học với chì, kim loại tạo thành kết tủa trên các cọc bình.

- Đầu cáp nối (kẹp bình, ốc vít) thường được làm bằng nhôm, đồng sẽ sẽ phản ứng với axit sunfuric H2SOtạo ra tinh thể ăn mòn màu xanh, trắng là đồng Sunfat CuSO4, nhôm Sunfat Al2(SO4)3.

Xem thêm: Dung dịch axít sulfuric H2SO4 trong ắc quy

- Nếu ắc quy chứa quá nhiều dung dịch chất điện phân, khi hoạt động hay sạc điện sẽ tạo ra sự giãn nở nhiệt, có thể làm tràn dung dịch ra ngoài bằng lỗ thông hơi. Quá trình này sau đó có thể phản ứng với chì và các kim loại khác trong đầu nối ắc quy và gây ra sự ăn mòn, sunphat hoá.

- Khi sạc điện hay sử dụng quá mức sẽ tạo ra các khí H2, SO2, SO3 thoát ra ngoài, gặp môi trường thuận lợi sẽ tạo thành nước hoặc acid phản ứng với chì và các điểm kết nối tạo ra sự ăn mòn, sun phát hoá.  

3. Các phản ứng hoá học

Các phản ứng hoá học làm cọc bình ắc quy, đầu cáp nối, kẹp bình bị ăn mòn, sunfat hoá:

- Chì hydroxit PbO phản ứng hoá học với acid sulfuric H2SOhoặc kim loại chì (Pb) phản ứng với acid sulfuric H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao tạo thành Chì Sulfat PbSO4, Chì Hydro-Sulfat Pb(HSO4)dạng kết tủa màu trắng, trắng xám như sau:

PbO + H2SO4 → PbSO4 ↓ + H2O

Pb + 3H2SO4 (đậm đặc) → Pb(HSO4)2 ↓ + SO↑+ 2H2O

- Nhôm Sulfat Al2(SO4)được tạo ra bằng phản ứng hoá học giữa nhôm hydroxit Al(OH)3, hoặc kim loại nhôm (Al) ở nhiệt độ cao với acid sulfuric H2SO4 như sau:

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 ↓ + 6H2O

2Al + 3H2SO4 đậm đặc → Al2(SO4)3 ↓ + 3H2 ↑

- Bằng phản ứng hoá học giữa đồng hydroxit CuO, hoặc kim loại nhôm (Al) ở nhiệt độ cao với axit sunfuric H2SO4 tạo ra đồng sulfat CuSOnhư sau:

CuO + H2SO4 → CuSO4 ↓ + H2O

Cu + H2SO4 đậm đặc → CuSO4 ↓ + H

4. Tác hại & hậu quả

Khi cọc bình, thiết bị đầu cuối hay cáp, kẹp kết nối ắc quy bị ăn mòn, sunfat gây ra các Tác hại & Hậu quả sau:

- Xe ô tô khó khởi động do không cung cấp đủ dòng phóng điện.

- Thất thoát năng lượng do sạc ắc quy khó vào điện.

- Không thể khởi động xe do điểm kết nối bị ăn mòn, sunfat nặng, làm tăng điện trở, không thể kết nối hoặc các điểm kết nối lỏng lẻo.

- Ắc quy quá nóng khi khởi động động cơ.

- Lỗi động cơ khi khởi động.

- Nguy cơ gây ra cháy nổ, chạm chập.

- Ắc quy nạp bổ sung năng lượng kém hoặc không thể nạp vào điện.

Ắc quy nạp bổ sung năng lượng kém hoặc không thể nạp vào điện

- Giảm khả năng sạc điện của máy phát điện, dynamo.

- Giảm khả năng dẫn điện làm tổn thất điện năng.

- Gây ra các trục trặc cho hệ thống điện, điện tử.

5. Giải pháp, cách phòng ngừa, khắc phục

Để giảm thiểu, xử lý hoàn toàn sự ăn mòn, sunfat, ở các cọc bình, điểm kết nối, kẹt bình,... Ắc Quy Cao Cấp chia sẻ một số kinh nghiệm hay, giải pháp, cách phòng ngừa, khắc phục như sau:

- Vệ sinh thường xuyên và định kỳ các cọc bình, đầu cáp kết nối, kẹp bình bằng Amoniac (NH3), Banking soda (NaHCO3, Natri hydro cacbonat, Natri bicarbonate), nước Coca hay các chất có tính trung hoà acid hoặc hoà tan muối kết tủa.

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO(Ammonium sulfate)

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO

Vệ sinh cọc bình ắc quy bằng nước Coca-Cola, Pepsi

Vệ sinh cọc bình ắc quy bằng nước Coca-Cola, Pepsi

- Sạc & sử dụng acquy đúng cách, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của cửa hàng và nhà sản xuất.

- Sử dụng các loại chất, thuốc xịt chống ăn mòn, Vaseline hoặc dầu mỡ để bôi trơn các điểm kết nối với ắc quy.

Sử dụng chai thuốc xịt chống ăn mòn điểm kết nối với ắc quy

Xem thêm: Sạc điện ắc quy

- Bao bọc các điểm kết nối và cọc bình ắc quy.

- Đối với accu nước không châm dung dịch điện phân axit sunfuric hoặc nước cất quá vạch UPPER LEVEL.

- Tránh và hạn chế để ắc quy làm việc ở môi trường nhiệt độ cao.

- Không khai thác, sử dụng quá mức, quá công suất ắc quy.

Copyright by acquycaocap.vn - Premium Battery Company Limited.

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được Acquycaocao.vn duyệt trước khi đăng lên

SẢN PHẨM BẠN ĐÃ XEM