Sạc điện ắc quy | Acquycaocap.vn

Sạc ắc quy

Sạc điện còn gọi là nạp điện, battery charging, là quá trình nạp bổ sung năng lượng (điện năng) ắc quy. Ắc Quy Cao Cấp chia sẻ một số thông tin hữu ích, hướng dẫn kỹ thuật sạc điện ắc quy.

 

1. Khi nào ắc quy cần sạc điện?

Dấu hiệu nhận biết ắc quy phải sạc điện:

- Tất cả ắc quy 12V có điện áp 11.8 Volt, tức là ắc quy đã hết điện.

Dấu hiệu nhận biết ắc quy phải sạc điện

Dấu hiệu nhận biết ắc quy phải sạc điện

- Đối với ắc quy truyền thống: Khi điện thế thấp hơn 12.4 Volt. Bình ắc quy có tỷ trọng dung dịch điện phân axít sulfuric H2SOcác hộc hay ngăn, cell thấp hơn 1,200.

Xem thêm: Dung dịch axít sulfuric H2SO4 ắc quy

- Ắc quy miễn bảo dưỡng, MF, CMF, SMF, EFB, AGM có điện thế bằng hoặc thấp hơn 12.5 Volt.

- Mắt thần ắc quy chuyển qua màu đen (Black) hoặc màu tối (Dark color) hoặc màu trắng (White). Đồng thời, tình trạng ắc quy báo NEED CHARGING, CHARGE BATTERY, RECHARGE BATTERY hoặc CHARGE NECESSARY thì cần sạc lại bình.

Xem thêm: Mắt thần ắc quy

- Dung lượng ắc quy còn 40% - 50% thì cần sạc bổ sung ngay, tuyệt đối không để ắc quy cạn kiệt năng lượng mới sạc lại bình.

- Ắc quy có dấu hiệu yếu điện như: xe ô tô khởi động yếu, không nhạy, đèn sáng yếu,...

- Ắc quy để lâu không sử dụng, tốt nhất là trên 2 tháng không dùng thì sạc điện lại để ngăn ngừa hiện tượng sunfat hoá.

- Xe trang bị nhiều thiết bị điện - điện tử như định vị, khoá điện tử, bảo mật,... phải duy trì liên tục nguồn điện mà không có nguồn sạc bổ sung trong thời gian dài.

- Thường xuyên di chuyển trên những quãng đường ngắn, phải dừng liên tục khi đèn đỏ hay kẹt xe làm tiêu hao năng lượng lớn nhưng ắc quy không nạp bổ sung kịp lượng điện năng đã mất. Trường hợp này, cực kỳ nguy hiểm làm ắc quy bị cạn kiệt, quá tải nhanh chóng hư hỏng.

Thường xuyên, liên tục lái xe di chuyển quãng đường ngắn

- Xe ô tô không chạy quá 2000km trong một tháng hoặc một lần sử dụng năng lượng liên tục có thời gian nhỏ hơn 90 phút thì trong vòng 60 ngày cần sạc điện ít nhất 1 lần.

- Xe ôtô trong vòng một tháng không di chuyển quá 2000km hoặc một lần sử dụng năng lượng nhỏ hơn 180 phút thì trong vòng 90 ngày cần sạc điện bổ sung ít nhất 1 lần.

2. Kiểm tra, vệ sinh, đảm bảo an toàn trước khi sạc ắc quy

- Ắc quy chưa hư hỏng, còn nguyên vẹn, không bị nứt vỡ, không bị rò rỉ dung dịch acid ra ngoài.

- Khi thao tác bắt buộc phải đeo mắt kính bảo hộ, găng tay cao su, tránh xa môi trường dễ gây cháy nổ hoặc kín khí.

- Vệ sinh các đầu cọc bình, làm sạch bụi bẩn, lỗ thông hơi (thường thiết kế bên hông) trước khi sạc.

Vệ sinh sạch sẽ đầu cọc bình, điểm kết nối với ắc quy trước khi sạc điện

Vệ sinh sạch sẽ đầu cọc bình, điểm kết nối với ắc quy trước khi sạc điện

- Đối với ắc quy nước truyền thống:

  • Bắt buộc phải mở tất cả các nắp, nút bình ắc quy để khi sạc điện, các khí trong ắc quy thoát ra dễ dàng, giảm độ nóng, và ngăn ngừa cháy nổ có thể xảy ra.

  • Kiểm tra nồng độ, lượng dung dịch axít bên trong ắc quy. Nếu nồng độ axít thấp hơn hoặc cao hơn theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất thì cần châm bổ sung thêm nước cất hoặc axít vào các hộc ắc quy.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật châm nước cất, axít Sulfuric H2SO4 ắc quy

  • Châm đổ nước cất, dung dịch điện phân, hoặc nước khử ion ngang với mức UPPER LEVEL theo đúng hướng dẫn kỹ thuật nhà sản xuất trước khi tiến hành nạp điện. Không được đổ quá nhiều vì có thể gây ra sự cố tràn axit, chạm chập trong quá trình sạc

  • Đảm bảo các tấm điện cực hay tấm sườn cực phải luôn ngập hoàn toàn trong chất điện phân.

- Nếu phải tháo ắc quy ra khỏi xe để sạc, khi nâng, cầm ắc quy phải cẩn thận giữ ở chiều thẳng đứng. 

- Nếu phải sạc ắc quy trong xe, tất cả các thiết bị sử dụng điện phải được tắt trước khi kết nối bộ sạc.

- Để ắc quy nguội hẳn, sờ tay vào mát thì mới tiến hành sạc điện để đảm bảo an toàn, và duy trì tuổi thọ.

- Nhiệt độ sạc lý tưởng: 0°C - 40°C (32°F - 104°F).

3. Kết nối song song, nối tiếp bình ắc quy

- Để tăng điện áp & không tăng dung lượng ắc quy: Mắc nối tiếp bình ắc quy với nhau.

Ví dụ: 2 bình ắc quy Đồng Nai 12 Volt dung lượng 150Ah mắc nối tiếp với nhau sẽ có điện áp là 12V + 12V = 24V, dung lượng ắc quy không thay đổi là 150Ah.

- Để tăng dung lượng & không tăng điện áp ắc quy: Mắc song song ắc quy với nhau.

Ví dụ: 2 bình acquy GS 12 Volt dung lượng 100Ah mắc song song với nhau sẽ có điện áp không thay đổi là 12V, dung lượng ắc quy là 100Ah + 100Ah = 200Ah.

- Để tăng cả điện áp và dung lượng: Kết nối ắc quy nối tiếp và song song với nhau.

Ví dụ: 4 bình ắc quy Eni 12 Volt dung lượng 200Ah. Để có điện áp 24V và dung lượng 400Ah ta tiến hành kết hợp mắc nối tiếp & song song các ắc quy với nhau.

Lưu ý: Chỉ kết nối các ắc quy cùng thương hiệu, chủng loại, kích thước, công nghệ, điện thế, dung lượng,... với nhau.

4. Hướng dẫn kỹ thuật sạc ắc quy

Làm thế nào để sạc, nạp ắc quy? Sạc ắc quy bằng cách nào? Cường độ dòng điện, hiệu điện thế bao nhiêu?

Xem thêm: Tại sao ắc quy không sạc, nạp vào điện?

4.1. Cường độ dòng điện & điện thế khi sạc

- Sử dụng nguồn điện một chiều (DC) với cường độ dòng điện bằng hoặc nhỏ hơn 1/10 dung lượng ắc quy để sạc. Vì nếu thường xuyên sạc điện với dòng sạc lớn dễ xảy ra tình trạng sạc quá dòng hay quá sạc, quá nạp hoặc bị phù, nổ. Dòng sạc càng nhỏ thì ắc quy càng bền, tuổi thọ cao hơn.

Ví dụ: Sạc ắc quy DongNai có dung lượng là 150Ah thì cường độ dòng điện cần để sạc là thấp hơn hoặc bằng 15A (15 Ampe).

- Đối với ắc quy 12V có điện áp dưới 11 Volt thì cần sạc với cường độ dòng điện nhỏ hơn, bằng 1/20 dung lượng ắc quy. Sau khi đã sạc lên trên 11 Volt thì sạc bằng dòng điện 1/10 dung lượng ắc quy.

Ví dụ: Bình ắc quy Troy 12V có dung lượng 100Ah có điện áp dưới 11V thì cần cường độ dòng điện để sạc ban đầu là 100Ah/20 = 5A.

- Sử dụng đúng điện thế nguồn điện phù hợp với điện thế ắc quy: 6V, 12V, 24V, 36V, 48V,… để sạc. Tuyệt đối không sạc sai điện thế như dòng sạc 12V sạc ắc quy 24V sẽ gây cháy nổ.

4.2. Kết nối nguồn điện thiết bị sạc với bình ắc quy

Các bước để kết nối nguồn điện máy sạc với bình ắc quy:

  • Tắt nguồn điện thiết bị sạc.

  • Trước tiên cần nối dây dương có kí hiệu "+", thường có màu đỏ nguồn điện vào cọc dương (+) ắc quy.

  • Sau đó tiến hành nối dây âm có kí hiệu "-", thường có màu đen nguồn điện vào cọc âm (-) ắc quy.

Kết nối nguồn điện thiết bị, máy sạc với bình ắc quy

  • Nếu bộ sạc có chế độ sạc cho từng loại ắc quy như ắc quy chì axit, EFB, AGM hoặc GEL hãy chọn đúng chế độ thích hợp.

  • Đặt bộ hẹn giờ nếu có.

  • Mở nguồn sạc, sạc đến khi ắc quy đầy năng lượng, tốt nhất khi đạt 95% dung lượng thì ngừng sạc.

4.3. Dấu hiệu nhận biết ắc quy đã sạc đầy năng lượng

Bình ắc quy được sạc đầy khi có các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Điện áp đối với ắc quy chì axit lớn hơn 12.6 Volt, đối với ắc quy AGM hoặc GEL 12.8 Volt.

  • Dung dịch axít trong các hộc (ắc quy 12V có 6 hộc) sôi đều, tỷ trọng axit sulfuric khoảng 1.260 - 1.280.

    Bảng: Mối liên hệ giữa điện thế, tỷ trọng, nồng độ dung dịch axít sulfuric H2SO4 khi sạc điện ắc quy

    Bảng: Mối liên hệ giữa điện thế, tỷ trọng (nồng độ) dung dịch axít sulfuric H2SO4 khi sạc điện ắc quy

  • Tỷ trọng (SG) dung dịch chất điện phân thay đổi theo từng loại ắc quy. Ắc quy chu kỳ sâu sử dụng chất điện phân đậm đặc có SG lên tới 1.330 để có được năng lượng riêng tối đa, ắc quy hàng không có SG khoảng 1.285, ắc quy cho xe nâng thường ở mức 1.280, ắc quy cho ô tô khởi động ở mức 1.260, 1.265, 1.270 có thể đạt 1.280 trở lên. Tốc độ & thời gian sạc điện cho ắc quy phụ thuộc vào nồng độ axit, cường độ dòng điện, công nghệ, nhiệt độ (nhiệt độ càng lạnh, giá trị SG càng cao, càng đậm đặc).

  • Sự hình thành bong bóng khí trong ắc quy axit chì cho thấy ắc quy đang ở trạng thái sạc đầy. Hydrogen xuất hiện trên tấm âm tính và oxy trên tấm dương tính.

4.4. Kết thúc quá trình sạc

- Cần phải tắt ngay nguồn điện trước khi tháo dây điện, tiến hành tháo dây nguồn khỏi cọc âm (-) ắc quy ra trước, rồi tháo dây nguồn khỏi cọc dương (+) ắc quy sau.

Kết thúc quá trình sạc cần phải tháo dây nguồn cọc âm (-) ra trước

- Đo lại điện thế để đảm bảo đã sạc đủ điện năng ắc quy.

- Đối với ắc quy nước, cần kiểm tra thêm lượng dung dịch acid Sunfuric H2SO4. Nếu bị hao hụt sau khi sạc, cần châm bổ sung thêm nước cất.

- Kiểm tra, vệ sinh lại ngoại quan ắc quy rồi tiến hành lắp đặt sử dụng.

5. Kinh nghiệm hay & hướng dẫn an toàn

Những kinh nghiệm hay Bạn cần biết & hướng dẫn an toàn khi sạc nạp điện cho ắc quy:

- Đối với ắc quy nước truyền thống, trước khi sạc phải tháo hết các nắp bình rồi tiến hành kết nối với thiết bị sạc.

Tháo nắp ắc quy nước trước khi kết nối thiết bị sạc

- Tuyệt đối không được để cực dương (+) và cực âm (-) ắc quy kết nối với nhau.

- Sạc trong một khu vực thông gió tốt. Khí hydro được tạo ra trong quá trình sạc là chất nổ nên rất nguy hiểm.

- Khi sạc pin xe ô tô điện cần tuân thủ đúng dòng sạc, nguồn sạc và hướng dẫn kỹ thuật Hãng sản xuất.

Sạc pin (ắc quy) xe ô tô điện

- Chọn chương trình sạc thích hợp cho ắc quy axit chì, gel và AGM. Kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật nhà sản xuất về mức điện áp cho phép.

- Không sạc ắc quy với dòng điện quá lớn sẽ làm hư hỏng ắc quy nhanh chóng.

- Không bao giờ thêm chất điện phân đối ắc quy kín khí, MF, SMF, CMF, EFB, AGM.

- Nếu trong quá trình sạc ắc quy quá nóng, bốc mùi khó chịu thì phải ngừng sạc ngay.

- Giảm điện áp sạc nếu nhiệt độ môi trường cao hơn 29°C (85°F). Tuyệt đối không sạc ắc quy axit chì đang bị đóng băng hoặc đông lạnh.

- Tránh sạc ở nhiệt độ trên 49°C (120°F).

- Khi bị dung dịch axít rơi vào da, mắt, lập tức dùng nước sạch xối và rửa nhiều lần lên vùng bị dính axít, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

- Để bình ắc quy tránh xa tầm tay trẻ em.

Copyright by acquycaocap.vn - Premium Battery Company Limited

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được Acquycaocao.vn duyệt trước khi đăng lên

SẢN PHẨM BẠN ĐÃ XEM